Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên ở trẻ em
|
6/22/2022 12:00:00 AM
|
Bé gái 5 tuổi, đến Phòng khám Nhi - Bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh Bình Dương trong tình trạng: mắt trái nhắm không kín, nhân trung hơi lệch sang bên trái, góc miệng hơi lệch trái. Bé được bác sĩ chuyên khoa Nhi chẩn đoán: Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên (Bell”Palsy).
|
|
- Ngay lập tức bé được chuyển đến khoa Y học cổ truyền của Bệnh viện để châm cứu bằng Điện châm và tập Vật lý trị liệu vận động cơ mặt tại khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng của Bệnh viện, đồng thời bé được uống thuốc theo toa của bác sĩ chuyên khoa Nhi.
- Tình trạng yếu hay liệt cơ một bên của mặt là do tổn thương dây thần kinh số VII ngoại biên và được miêu tả đầu tiên bởi bác sĩ phẩu thuật người Anh, ông Charles Bell Năm 1829. Dây thần kinh số VII gọi là thần kinh mặt là một dây hỗn hợp có nhiều chức năng về vận động, cảm giác, vị giác. Tổn thương thần kinh số VII có 2 kiểu: tổn thương trung ương và tổn thương ngoại biên. Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên hay còn gọi là liệt mặt ngoại biên, là tình trạng mất vận động hoàn toàn hay một phần các cơ của nửa mặt, do tổn thương dây thần kinh VII;
|
- Nguyên nhân liệt dây thần kinh số VII ngoại biên trẻ em: thường do nhiễm virus, nhiễm lạnh, chấn thương mặt…
- Triệu chứng của liệt dây thần kinh số VII ngoại biên (xảy ra bên liệt): Mắt nhắm không kín hay mở lớn cả khi ngủ; Rũ một bên của khuôn mặt, đặc biệt là góc miệng; Nhân trung lệch sang bên liệt; Khó khăn khi ăn uống…
|
|
|
* Phòng ngừa bệnh liệt dây thần kinh số VII ngoại biên như thế nào?
1️⃣Tránh nhiễm lạnh đột ngột: Không nên để quạt, máy điều hòa thổi thẳng vào mặt; Mùa lạnh không nên mở cửa sổ để phòng tránh gió lùa; Không nên tập thể dục ngoài trời sáng sớm lúc thời tiết trở lạnh...
2️⃣Ngoài ra, cần điều trị sớm và triệt để các nhiễm khuẩn tai, mũi, họng...
|
|
|
|